Mô tả sản phẩm
Mục lục
ĐẶC ĐIỂM CÂY MẮT NAI
Xem thêm : Cây tra lâm vồ, Cây Nho biển (tra biển), Cây bàng vuông, Cây phong ba, Cây phi lao, Cây xoài biển, Cây mù u, Cây dừa
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẮT NAI
Cách trồng cây mắt nai tại nhà
Nhiệt độ
Cây có khả năng chịu nhiệt tốt, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 27 độ C. Nếu gieo hạt nên gieo ở khoảng 20 – 25 độ C thì hạt giống sẽ nhanh nảy mầm.
Đất trồng
Chọn đất tơi xốp, sử dụng phân mùn, phân hữu cơ để bón cho đất. Trộn đất, phân hữu cơ và rác mùn theo tỉ lên 5:3:2. Cho đất vào khoảng ⅓ chậu. Nếu bạn trồng cây ở bãi đất thì nên phác cỏ và phun thuốc diệt nấm, sâu bệnh trước khi trồng. Gieo hạt lên khay và làm phẳng bề mặt sau đó phủ một lớp đất mỏng, tưới nước và để vài ngày cây sẽ nảy mầm. Khi cây cao khoảng 6 – 6cm, có khoảng 3 – 4 lá thì có thể đem tách ra trồng trong chậu.
Ánh sáng
Cây có thể chịu nắng tốt nhưng trong giai đoạn vườn ươm, cần tránh ánh sáng trực tiếp, trồng trong bóng râm để cây được phát triển tốt. Nếu cây được trồng lâu trong mát sẽ không cho hoa và không rực rỡ như ngoài nắng.
Tưới nước
Nên tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn khi cây còn non. Tưới nhẹ nhàng để tránh đất bắn lên mặt lá. Khi cây lớn thì chỉ cần tưới 1 lần vào gốc vào sáng sớm.
Bón phân
Lần 1 sau trồng 10 – 15 ngày cần bón đạm, kali theo tỉ lệ 1:1. Khi cây ra nụ , phân nhánh mạnh thì bón phân theo tỉ lệ 1:2. Khi cây ra nụ 90% chỉ cần bón đạm.
Cách chăm sóc cây mắt nai
Chăm sóc cây Mắt Nai không quá khó khăn, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bón lót đầy đủ để cây được phát triển tốt hơn, sai hoa và cho hoa rực rỡ.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây mắt nai
Khi cây bắt đầu lớn, do cành nhỏ và mềm nên khi có hoa sẽ khiến cành bị nặng và cong. Cần chú ý cắt tỉa để cây trở lại giai đoạn phát triển thân lá. Cần chú ý phòng bệnh phấn trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao. Bệnh chủ yếu hại trên lá, thân cành và nụ. Khi cây bị bệnh này, bạn có thể phun Anvil 5SC cho cây.
TÁC DỤNG CỦA CÂY MẮT NAI
Cây Mắt Nai có màu sắc nổi bật, thường được trồng làm chữ trang trí cho công viên, khuôn viên trường học, bệnh viện tạo nên cảnh sắc đẹp mắt. Cây Mắt Nai còn được trồng cùng với các loại cây khác như chuỗi ngọc, lá đắng, cô tông mài. để tận dụng màu sắc nổi bật của hoa, từ đó là tôn lên những loại cây khác. Ngoài ra, cây còn là thú vui những những ai đam mê cây cảnh vì thế ta có thể bắt gặp chúng ở các sân vườn biệt thự,…
Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY MẮT NAI
Ngoài việc là một loại cây cảnh, trong phong thủy cây Mắt Nai còn mang lại nhiều ý nghĩa như mang đến nguồn năng lượng dồi dào, thể hiện cho sự thuần khiến, sự vui tươi và sức sống mãnh liệt. Trong cuộc sống, cây là khát khao vươn lên đón vận khí tích cực. Hoa Mắt Nai với dáng vẻ thanh tao, đơn giản không cầu kỳ mang đến sự bình yên cho người trồng.
CÂY MẮT NAI ĐỐM HỢP MỆNH GÌ? TUỔI GÌ?
Cây Mắt Nai có màu tím, xét về màu sắc thì cây phù hợp với người mệnh Thổ hoặc mệnh Mộc. Một số tuổi sau đây thích hợp để trồng hoa Mắt Nai như: Nhâm Ngọ (1942), Kỷ Hợi (1959), Mậu Thìn (1988), Quý Mùi (1943), Nhâm Tý ( 1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1951). Những tuổi này khi trồng cây Mắt Nai sẽ mang lại vượng khí, giúp chủ nhân chiêu tài và có được sự giàu sang, ấm no
Những người hợp mệnh và hợp tuổi với cây Mắt Nai thì nên trồng cây sẽ mang lại nhiều may mắn, các tuổi và mệnh không hợp với cây thì không nên trồng để tránh việc cây sẽ khác mạng của bạn, khiến cho công việc và tiền tài không được hanh thông. Bạn có thể đặt chậu Mắt Nai ở những vị trí có bóng râm như ban công, bàn làm việc hay trồng ngoài sân vườn đều mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.