Mục lục
NP Landscape xin hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây chuối rẽ quạt.
Chuối rẻ quạt có tên gọi khác như chuối cọ, chuối quạt vv. Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Mĩ du nhập vào nước ta một vài năm trở lại đây. Nhờ vẻ đẹp độc lạ của mình mà chuối rẻ quạt nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều người yêu cây cảnh.
Đặc điểm của cây chuối rẻ quạt
Cây chuối rẻ quạt có chiều cao trung bình khoảng 5-7m. Ở một số nước người ta còn nhìn thấy những cây chuối rẻ quạt cao tới 10 m. Điểm nổi bật nhất của loại cya này chính là hệ thống tán lá của chúng. Lá có hình bầu dục dài xếp đối xứng hai bên tạo thành một khối dẹt trông không khác gì một chiếc quạt giấy màu xanh lá cây bắt mắt. Cây càng phát triển thì các lá bên giữa sẽ ngày càng lớn và già đi rồi rụng tạo thành những vết sẹo và thân cây màu xám nâu.
Điều kiện tự nhiên đẻ cây sinh trưởng và phát triển.
- Đất: Cây chịu được đất cát và sét với hệ thống thoát nước tốt, và phát triển mạnh trong trong ẩm giàu hữu cơ và mùn.
- Độ ẩm: Cây thích ẩm và cần đủ ẩm để phát triển, nhưng không chịu được úng ngập, những nơi úng ngập lâu sẽ làm cho cây sinh trưởng kém, lụi tàn và chết dần.
- Ánh sáng: Cây cần không gian rộng rãi, nơi thông thoáng nhưng kín gió (gió mạnh làm rách lá), đầy đủ ánh sáng.
- Cây chuối rẻ quạt cũng có hoa. Hoa của chúng khá lớn có màu trắng thường mọc ra ở phần kẽ lá trên đầu ngọn. Hoa có dạng búp dài như những giống chuối bình thường. Mỗi khi hoa nở sẽ có hình dạng như những chú chim thiên điểu khá đẹp. Ngoài ra hoa có mật ngọt thu hút ong, ruồi, kiến. Thường ra hoa vào mùa thu, tuy nhiên có sự sai khác do thời tiết.
Cây chuối rẻ quạt làm tiểu cảnh sân vườn
Cây chuối rẻ quạt đòi hỏi trồng ở vị trí thoáng rộng, có nhiều nắng (lúc nhỏ thì không cần nhiều nắng). Cây hấp thụ tốt phân bón, đặc biệt là lượng phân đạm cao trong thời kì phát triển. Cây phát triển tới chiều cao trung bình 7 mét và yêu cầu lượng nước trung bình. Cây ưa ẩm đủ ánh sáng, sinh trưởng ở nhiệt độ 23 – 32 độ C.
Cây Chuối Rẻ Quạt ở Việt Nam được dùng để làm cây cảnh ngoại thất , từ lâu cây được nhập trồng ở nhiều nơi, được xem là một đối tượng tôn tạo cảnh quan có giá trị trong hệ thống cây xanh đô thị. Đến những thành phố lớn, chúng ta dễ dàng bắt gặp nó ở các tiền sảnh, sân vườn biệt thự, các công viên, khuôn viên công sở.
Cách trồng và chăm sóc cây chuối rẻ quạt
Cây rẻ quạt tuy là loại cây nhập ngoại nhưng xem ra khá thích nghi tốt với điều kiện nước ta nên có thể trồng được một cách dễ dàng.
Điều kiện sống cây Chuối rẻ quạt
Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ: Cây chuối rẻ quạt ưa thích nhiệt độ từ ngưỡng 23-32 độ C. Cây là loại ưa sáng bán phần nên khi trồng nên đặt ở những vị trí thoáng gió có ánh sáng nhưng không quá gay gắt.
2.Cách trồng cây chuối rẽ quạt.
- Khi trồng cần chú ý: Chọn hướng trồng cho cây, tránh hướng gió tạt thẳng vào mặt cây, khi cây lớn gặp vật cản làm rách lá. Trồng 2 cây trở lên trong cùng một địa điểm thì cần điều chỉnh các cây theo cùng một hướng.
- Nên bón phân lót (phân chuồng, vi sinh , NPK) khi trồng cây. Sau khi có cây con cần cắt bỏ lá già để xúc tiến cây sinh trưởng chiều cao.
- Nhân giống cây: chuối rẻ quạt chủ yếu bằng 2 phương pháp: Từ hạt hoặc tách chiết cây con từ mẹ.
3.Chăm sóc cây chuối rẽ quạt
- Cây cần nhiều nước để phát triển, cây cũng hấp thụ nhiều dinh dưỡng, vì vậy cần thường xuyên bổ xung nguồn dinh dưỡng cho đất trồng, có thể dùng phân đạm trong thời kỳ phát triển, 1- 2 tháng bón thúc 1 lần.
Một số loại sâu bệnh hại chuối rẻ quạt
Cây rẻ quạt là loại cây thân mềm và lá to bản nên thường hay mắc một số loại sâu bệnh hại cây chủ yếu. Một trong số đó có thể kể đến đó chính là rệp sáp gây hại trên phần đọt non của cây. Rệp rỉ sắt làm ảnh hưởng đến bề mặt sau của lá. Một số loại sâu bệnh khác có thể kể đến như bệnh đốm đen, bệnh thối rễ, bệnh vàng lá vv.
Cách phòng trừ
Với những loại cây thân thảo mềm như chuối rẻ quạt cách phòng trừ đầu tiên là vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng và đất trồng cây. Xử lý để cho mầm bệnh bị tiêu hủy hết bằng việc thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, xới xáo đất và bón thêm vôi xung quanh chỗ trồng để diệt trừ mầm bệnh hại.
4.Quản lí sâu bệnh:
Cây thường khỏe mạnh ít bị sâu bệnh nhưng đôi khi cũng bị một số bệnh sau:
♦ Bệnh rỉ sắt:
Bệnh rỉ sắt thường phát sinh trên cây chuối rẻ quạt ở các vườn cây cảnh, bệnh nặng có thể làm cho cây bị vàng, tỉ lệ bị bệnh lên đến 50%.
Triệu chứng:
Ban đầu xuất hiện các đốm vàng, về sau lan rộng thành các đốm nâu, mép có viền màu xanh vàng, đường kính 2-6mm, trên đốm bệnh có các bột màu vàng, thường xuất hiện mặt sau lá. Mùa đông xuất hiện các bột màu nâu sẫm, đó là các bào tử đông của nấm rỉ sắt
Mùa bệnh: phát sinh và gây hại nặng vào tháng 10-12.
Phòng trừ:
-Tăng cường kiểm dịch cần khử trùng các cây con bị bệnh.
-Mùa đông cần loại bỏ các cây bệnh và đốt đi.
-Phun thuốc: Zineb hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi để giảm bớt nguồn bệnh.
♦ Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen gây hại trên lá ảnh hưởng đến cảnh quan.
Triệu chứng:
Ban đầu xuất hiện các chấm vàng rồi lớn dần thành các đốm hình bầu dục, đường kính 5-15mm, màu nâu hoặc nâu đen, một số đốm có vân vòng đồng tâm, có lúc trên đốm có bột màu đen
Phòng trừ:
Định kỳ phun thuốc Topsin 0,2-0,1% hoặc Zineb 0,2%.
♦Rệp sáp
Thường gây hại trên lá, đọt non cần phun thuốc Rogor 0,1%.