Mô tả sản phẩm
Mục lục
ĐẶC ĐIỂM CÂY HOÀNG LAN
Loài hoa này là cây thân gỗ, với thân tròn đều vỏ cây màu xám trắng, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, các nhánh cây mọc ngang từ thân chính hoặc hơi rủ xuống mọc thành tán hình trụ. Cành hoa Hoàng Lan rất giòn và dễ gãy, tán cây có thể phủ bóng khoảng 5- 10m tùy cây.
Cây sẽ phát triển tốt ở nơi nhiều ánh nắng, rễ chính của cây này không đâm sâu như các loại cây thân gỗ khác, mà ăn lan rộng. Phần rễ chính chỉ đâm sâu khoảng 60cm, nhưng các rễ phụ lại ăn lan ra hàng mét, do đó cây có thể đứng vững chãi trong mọi thời tiết, mà phát triển tốt ở cả những nơi đất đai khô cằn.
Lá cây Hoàng Lan là dạng lá đơn, mọc thành 2 hàng song song trên cành nhỏ, lá rất dễ rụng. Mỗi lá dài khoảng 15 – 20cm, rộng từ 5-8 cm, có hình trái xoan, hơi thuôn 2 đầu, phiến lá mỏng, 2 mặt lá nhẵn và bóng, mép lá hơi quăn nhẹ như gợn sóng.
Hoa Hoàng Lan có vẻ đẹp rất độc đáo, hoa có màu vàng ánh xanh hoặc ánh hồng và hương thơm quyến rũ, hoa mọc thành từng chùm trên cành, mỗi bông hoa có 6 cánh thuôn dài, đỉnh mỗi cánh nhọn, cánh hoa có hình lượn sóng, xếp thành 2 vòng, lúc mới nụ hoa có màu xanh lục, sau chuyển dần sang màu vàng khi nở. Mùa hoa Hoàng Lan thường là vào tháng 11 – tháng 12. Hoa Hoàng Lan có mùi thơm nồng nàn nhưng rất dễ chịu, và có chứa nhiều tinh dầu. Mỗi bông hoa sau khi tàn sẽ kết thành 1 chùm quả có từ 10 – 12 hạt, khi hạt non có màu xanh, và màu đen khi chín.
Vì có nguồn gốc từ các khu rừng nhiều mưa, nên loài cây này ưa đất chua, ngoài ra, nó có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau, trừ đất mặn.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY NGỌC LAN TÂY LUÔN KHỎE MẠNH, XANH TỐT
Cách chăm sóc cây Hoàng Lan không có khó khăn cả, thời điểm cần sự chăm sóc nhất là khi cây còn nhỏ. Đến khi cây đã trưởng thành không cần chăm sóc nhiều, thậm chí là không cần chăm sóc cũng được. Các điều kiện chăm sóc cây bạn cần lưu ý:
Cách tưới nước cho cây
Hoàng Lan là cây ưa ẩm, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Ngoài lần đầu tiên khi trồng cây cần tưới đẫm thì sau đó mỗi tuần chỉ cần tưới 2 – 3 lần là đủ. Lượng nước cũng không cần quá nhiều, tưới đủ ẩm thì dừng.
Nếu là vườn ươm với số lượng cây lớn, có thể lắp hệ thống phun sương để định kỳ tưới vào gốc, giữ ẩm cho cây hàng ngày. Khi cây bắt đầu lớn tưới 1 lần/tuần. Mùa mưa có thể cắt nước tưới.
Giai đoạn cây mới trồng, nên sử dụng bình phun sương để tưới, không nên sử dụng vòi lớn, tránh để nước động ở ngọn cây.
Ánh sáng thích hợp
Vì là cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là loại ưa sáng nên cây có thể phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên trồng cây ở vị trí thoáng, điều kiện chiếu sáng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu là cây Hoàng Lan non thì nên che chắn, tránh tiếp xúc với ánh mặt trời gay gắt.
Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây
Cung cấp dinh dưỡng định kỳ cho cây bằng phân NPK. Khoảng 3 – 4 tháng sẽ bón 1 lần. Bởi vì rễ cây Lan Tây thuộc loại an lan, nên rải đều phân xung quanh gốc cây sẽ hấp thụ tốt hơn. Tưới nước ngay sau khi bón phân để dưỡng chất nhanh chóng ngấm vào đất.
Cắt tỉa, tạo hình cho cây
Việc cắt tỉa cành không chỉ tạo dáng đẹp cho cây, tô điểm cảnh quan xanh thêm bắt mắt mà còn đảm bảo an toàn cho con người. Cành Hoàng Lan giòn, kém dẻo dai, vào mùa gió bão dễ bị gãy. Nên không để cây quá um tùm tránh nguy hiểm, gây thiệt hại khi bị gãy.
Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh thường gặp nhất trên cây Hoàng Lan hoa vàng là sâu đục thân. Khi thấy cây có biểu hiện vàng lá, lá héo rụng thì cắt bỏ ngay phần cành lá đó, tìm nguyên nhân để xử lý ngay.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị sâu độc thân có tính năng lưu dẫn, xông hơi và thấu sâu như: Pyrinex 48EC, Fenbis 25EC, Cyperan 25EC; Regent 5SC, Polytrin-P 440 EC,….
Phun thuốc lên thân cây để xử lý ấu trùng. Phun định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần cho 1 đợt phòng trị. Đồng thời việc phun thuốc để trừ sâu thì người trồng cũng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt cho cây.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY NGỌC LAN TÂY
Trồng làm cảnh quan trang trí sân vườn.
Hình dáng cây đẹp, dễ tạo tán, cây thường xanh ít rụng lá theo mùa.
Hoa đẹp có mùi thơm rất thích hợp cho việc trồng cây đường phố, công viên, khuôn viên…
Làm thuốc: Vỏ làm thuốc chữa đau bao tử, nhuận tràng. Ở Java, hoa khô dùng làm thuốc trị bệnh sốt rét, hoa tươi giã nhuyển thành bánh trị bệnh dời leo. Dầu chiết xuất từ hoa Hoàng Lan trị ngẹt thở, áp huyết cao.Ở Malaixia người ta dùng hoa cây Hoàng lan để trị bệnh hen suyển, thống phong, nhức đầu….
Hoa khô dùng trị bệnh sốt rét, hoa tươi giã nhuyễn chữa bệnh dời leo, hen suyễn, thống phong, nhức đầu vì trong hoa có chứa chất canangin.
Hoa của cây hoàng lan dùng để chế biến thành tinh dầu điều trị xoa bóp, giảm huyết áp, điều tiết các chât bã nhờn đối với các vấn đề về da.
Ý NGHĨA CÂY HOÀNG LAN TRONG PHONG THỦY
Hoàng lan có thể trồng ở tư gia, nơi công cộng hay đình chùa… Bên cạnh ý nghĩa trong việc làm cây cảnh quan, trang trí, làm thuốc, làm nước hoa thì loài cây này còn mang những biểu tượng đặc biệt khi xét đến khía cạnh phong thủy.
Theo quan niệm, loài hoa này là biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất. Sức sống và hương thơm sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực, mạnh mẽ và tràn đầy. Bông hoa nhiều cánh hình sao cũng được xem là biểu tượng của sự tỏa sáng trên bầu trời đêm, mang đến vui vẻ và hạnh phúc.
Khá nhiều người quan tâm việc có nên trồng cây hoàng lan trước nhà không. Theo phong thủy, lan tây được trồng trong sân nhà sẽ giúp gia chủ thu hút vượng khí, hạn chế tà khí xâm nhập, đồng thời tích lũy thêm nhiều may mắn và sức khỏe tốt cho gia chủ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.